Chuỗi hoạt động về nguồn kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Quân khu 7
Bài viết "Giáo viên phải ở trường làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30, đúng hay sai?" của Thanh Niên Online đăng tải ngày 9.3 thu hút nhiều ý kiến của bạn đọc quan tâm. Người cho rằng việc giáo viên ở trường giải quyết công việc trong giờ hành chính là hợp lý để chăm chút nhiều hơn cho học sinh, còn nhiều ý kiến khác cho biết nên căn cứ trên hiệu quả thực tế công việc chứ không áp giờ cụ thể.Bạn đọc Bình Hoàng cho rằng không nên áp khung giờ giấc cố định phải ngồi ở trường làm việc từ sáng đến chiều. Bạn đọc này nêu lý do: "Từ lâu lắm rồi, đã có một thời Bộ Giáo dục quy định giáo viên phải làm việc 8 giờ một ngày tại trường, nhưng chỉ được một thời gian ngắn phải bỏ ngay, vì không hiệu quả và gây nhiều phiền toái cho giáo viên và cả ban giám hiệu trong công tác quản lý nữa. Công việc giảng dạy và nghiên cứu của giáo viên có tính đặc thù nên không nhất thiết phải làm việc 8 giờ/ngày. Thời nay có công nghệ cao, cứ gì phải ngồi tập trung với nhau mới có thể trao đổi, bàn bạc? Bây giờ còn có những nghề có thể làm ở bất cứ đâu, miễn là có máy tính và wifi là được".Tài khoản MrLucabarazi đưa quan điểm: "Mỗi tuần 23 tiết nhưng lại bắt đi làm từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 là sai rồi. Còn việc giáo viên phải làm hết việc của họ là điều hiển nhiên, việc họ làm không đạt thì đã có quy chế/quy định".Người đọc lấy tên tài khoản Bạn đọc mới nêu quan điểm không nên cứng nhắc quy định giáo viên phải ở trường làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30, nên để giáo viên được dạy hết tiết có thể về, công việc miễn sao hoàn thành là được.Đồng quan điểm này, bạn đọc với tài khoản 25270 chia sẻ: "Cá nhân tôi cho rằng thời gian không nhất thiết phải nguyên tắc quá. Quan trọng là hiệu quả giảng dạy. Nếu bạn ở trường 4 tiếng mà học sinh của bạn vẫn tốt thì không vấn đề gì. Trong trường hợp phải ở lại đủ 8 tiếng thì vẫn không sai vì bạn đã hưởng lương cho 8 tiếng mỗi ngày".Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên lịch sử Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM cho biết theo cá nhân cô, giáo viên tiểu học khác giáo viên bậc THPT. Vì thường là giáo viên chủ nhiệm tiểu học đảm nhiệm dạy hầu hết các môn trong một lớp, đồng hành với các con suốt cả ngày, trừ một số tiết thuộc về các môn nghệ thuật, thể dục và kỹ năng, ngoại ngữ. Tuy nhiên các tiết này không chiếm nhiều thời gian nên giáo viên có thể được nghỉ ngơi trong thời điểm các môn học này diễn ra. Thời gian này, thầy cô có thể chăm sóc cho bản thân, lo công việc gia đình và nâng cao trình độ, ra ngoài giao tiếp học hỏi cũng là những việc cần thiết và bổ trợ cho việc định hướng và phát triển nghề nghiệp cũng như thực hiện nhiệm vụ giáo dục.Theo cô Thảo sẽ rất là hợp lý khi giáo viên ở trường cả ngày trong giờ hành chính để theo kịp các con nhưng với điều kiện lương phải đảm bảo cuộc sống của các thầy cô. "Hiện nay, lương giáo viên tiểu học không cao, kiêm nhiệm nhiều nên sẽ thiệt thòi nếu bắt các thầy cô phải đồng hành suốt cùng các con. Nên chăng, cần tính thêm các tiết ở trường trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm cho các thầy cô một cách thỏa đáng thì đôi bên đều đạt được sự đồng thuận. Ví dụ như trường luôn có giáo viên để kịp thông tin và xử lý các vấn đề phát sinh khi các con có sự cố hay sự việc bất ngờ xảy ra. Các con được thầy cô quan tâm, chăm sóc sâu sát và kịp thời giáo dục và hỗ trợ các con. Nhưng khi mà điều kiện làm việc, lương bổng còn chưa tốt như các trường ngoài công lập thì việc yêu cầu giáo viên đồng hành suốt cùng con trong cả ngày ở trường sẽ rất khó mà các thầy cô an tâm và đồng thuận. Phần Lan là nước làm được điều này, chúng ta nên nhìn cách quốc gia này triển khai chính sách giáo dục để thấy nghề giáo với mức lương cao và môi trường làm việc tốt để giáo viên yên tâm thực hiện sứ mệnh của mình", cô Thảo chia sẻ thêm.Theo cô Thảo, hiện nay tại các trường tiểu học có tổ chức bán trú, giáo viên nếu tham gia công tác phục vụ quản lý bán trú được chi trả thêm phụ cấp hàng tháng, số tiền này được cộng thêm vào tiền lương mà các giáo viên được nhận hàng tháng, do đó việc giáo viên ở lại trường làm việc từ sáng tới chiều là hợp lý.Còn giáo viên bậc THPT, các giáo viên dạy theo tiết thì việc giáo viên phải ngồi làm việc ở trường từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 là không cần thiết, trừ khi trường có phòng học bộ môn, phân công giáo viên trực phòng để hỗ trợ học sinh khi học sinh cần. Tuy nhiên hiện nay ở nhiều nơi chưa có phòng học bộ môn để trực như trên.Cô Phương Thu (tên giáo viên được thay đổi), giáo viên chủ nhiệm một trường tiểu học tại quận Gò Vấp, TP.HCM cho biết với các giáo viên chủ nhiệm bậc tiểu học, không chỉ dạy học, soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập, học tập nâng cao chuyên môn, làm hoàn thành các công tác hồ sơ mà cô còn hỗ trợ công tác tổ chức, phục vụ bán trú của các em học sinh vào các giờ học sinh ăn trưa, ngủ trưa (có được tính phụ cấp thêm, chi trả hàng tháng cùng lương). Do đó cô thường có mặt, làm việc ở trường từ 7 giờ sáng tới 17 giờ chiều để giải quyết sổ sách, chấm tập vở cho học sinh và thấy thời gian làm việc như trên là hợp lý. "Nghị quyết 08 chi trả thu nhập tăng thêm cho đội ngũ viên chức TP.HCM là động lực để đội ngũ giáo viên cố gắng hoàn thành xuất sắc, hiệu quả công việc được giao", cô cho biết.Trả lời Thanh Niên Online, một cán bộ quản lý cấp phòng GD-ĐT một quận tại TP.HCM cho biết câu chuyện hiệu trưởng khuyến khích giáo viên làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 để giải quyết hết công việc trường lớp ở trường, chăm lo tốt cho học sinh học chậm, trao đổi chuyên môn trực tiếp giữa các đồng nghiệp, về nhà có thể lo việc gia đình, nghỉ ngơi có mục tiêu tích cực, hướng tới ý nghĩa nhân văn là vì học sinh. Điều này có thể là thỏa thuận, nội quy lao động trong mỗi tập thể, để hướng tới mục tiêu cao nhất là hiệu quả công việc. Tuy nhiên khi cán bộ quản lý trường học đưa ra một quy định nào, cần thông điệp, cách thức lan tỏa thông điệp rõ ràng để thuyết phục đội ngũ, vì sao phải làm như vậy, làm như vậy để đạt được mục tiêu gì, đo lường hiệu quả công việc bằng cách nào, nếu đạt được mục tiêu thì sẽ được những giá trị gì, được ghi nhận như thế nào...? Đồng thời, theo cán bộ cấp phòng GD-ĐT này, hiệu trưởng có thể bắt đầu bằng việc khuyến khích trước một số nhân sự cốt cán, năng lực làm việc tốt, có thể truyền cảm hứng, họ sẽ làm gương cho việc tập trung ở trường làm việc và cùng hỗ trợ đội ngũ của mình qua các việc như trao đổi bài giảng, tập huấn bồi dưỡng kiến thức... Dần dần, khi thấy hiệu quả, việc này sẽ được lan tỏa rộng hơn trong toàn thể đội ngũ. Và tất nhiên, trường học cũng cần chú ý cơ sở vật chất, bàn ghế, hệ thống mạng... phục vụ việc làm việc của giáo viên."Thực tế cho thấy nhiều trường ngoài công lập, ngoài việc làm 8 tiếng hoặc hơn 8 tiếng mỗi ngày ở trường, vào thứ bảy hàng tuần đội ngũ giáo viên còn tập trung ở trường để bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, và giáo viên đều tự giác, chủ động tham gia. Quan trọng là họ thấy hiệu quả, và việc học tập này bổ ích thật sự, mang lại giá trị thật sự", vị này trao đổi.Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác quốc phòng Việt Nam - Campuchia
Việc chèn ép dây thần kinh ở vị trí này rất nguy hiểm, có thể dẫn đến liệt và tàn tật vĩnh viễn. Do đó, các bác sĩ đã can thiệp khẩn cấp bằng phẫu thuật.
'Nhất gái hơn 2, nhì trai hơn 1', nghĩ vậy mà không phải vậy…
“Thật sự, chuyến đi này đối với em là quá mãn nguyện. Em đã trải nghiệm được nhiều thứ trong cuộc sống. Em cảm thấy hiểu hơn về văn hóa, con người Việt Nam. Em cảm thấy người Việt mình sao mà giàu lòng yêu thương, ấm áp như vậy. Em thực sự rất biết ơn và nhân đây cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến những người đã giúp đỡ mình trong quá trình chuẩn bị cho đến khi hoàn thành chuyến đi. Đặc biệt là những người dân dọc đường đã không ngần ngại cho em được tá túc, nếu không có họ thì chắc chắn em không thể hoàn thành hành trình này được”, Trịnh Dương Linh bày tỏ.
Tại Việt Nam, các phiên bản L, G của Honda CR-V 2024 sử dụng động cơ 1.5 tăng áp công suất 188 mã lực và mô-men xoắn cực đại 240 Nm, tức sức mạnh không thay đổi, kết hợp với hộp số CVT. Riêng phiên bản L có tùy chọn dẫn động một cầu hoặc hai cầu. Mức tiêu hao nhiên liệu trung bình ở mức 7,3 - 7,8 lít/100 km.
Chàng trai đi bộ xuyên Việt trong 82 ngày với 0 đồng: 'Người thân nói tôi điên'
Ít nhất 3 đội kỳ cựu là Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, Trường ĐH Văn Lang và Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM không thể bước vào vòng play-off. Trong đó, đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM và Trường ĐH Văn Lang có nhiều lý do để tiếc nuối, khi 2 mùa trước việc vào vòng play-off luôn trong tầm tay họ. "Phải thừa nhận, phần lớn các đội trường ĐH, CĐ và học viện ở khu vực TP.HCM hiện nay đều tập trung đầu tư lớn để thi đấu tại TNSV. Do đó, tính cạnh tranh qua mỗi mùa đều tăng cao. Việc tranh chấp các suất đi tiếp là vô cùng khó, chỉ cần một trận sẩy chân mọi thứ sẽ được định đoạt", HLV Nguyễn Võ Hoàng Phú của đội Trường ĐH Văn Lang bày tỏ. Đây là điều HLV Phan Hoàng Vũ của đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM cũng đã lường trước: "Các đội đều có sự chuẩn bị rất kỹ. Các đội được xem là mạnh và có truyền thống, nay rất khó nói trước được điều gì, cần phải thể hiện được năng lực của mình trên sân cỏ. Tôi nhận thấy đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM hay Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM qua mỗi mùa đều trở nên mạnh hơn. Giải TNSV vì thế tính cạnh tranh mỗi lúc một cao".Trong 8 đội ở khu vực TP.HCM vào vòng play-off giải TNSV THACO cup 2025, có 4 đội từng góp mặt tại vòng này ở mùa trước là Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM, Trường ĐH Văn Hiến, Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM và Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM. Trong khi 4 đội còn lại là các gương mặt mới, đáng chú ý là Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM và ĐH Kinh tế TP.HCM. Tỷ lệ này chiếm đến phân nửa số đội so với mùa lần II - 2024, khi chỉ có 2 đội mới vào vòng play-off so với lần I - 2023. Qua đó đã tạo nên nhiều sự thú vị, bởi không còn sự thống trị của những tên tuổi quen thuộc. Các gương mặt mới cũng mang đến nhiều sự đổi mới đáng kể và đa dạng cho giải TNSV.Trong 4 gương mặt mới vào vòng play-off khu vực TP.HCM, có sự trở lại đáng chú ý của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH), đội đã vào vòng play-off lần I - 2023 và chơi cực hay, nhưng thua đội kỳ cựu Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM sau loạt sút luân lưu. Sau mùa giải lần II - 2024 thi đấu không thành công, HUTECH đã trở lại với diện mạo mới, thi đấu chắc chắn và hiệu quả hơn để đứng đầu nhóm 5 một cách thuyết phục lấy vé vào vòng play-off. Cùng với HUTECH, đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM và ĐH Kinh tế TP.HCM được đánh giá là các đội có tiềm lực có thể gây bất ngờ cho các đội kỳ cựu ở vòngplay-off tranh vé vào VCK. Ngay cả đội ĐKVĐ Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM hay Trường ĐH Văn Hiến qua mỗi mùa càng tiến bộ, đều phải e dè trước các đối thủ mới này. Ẩn số là đội Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn hứa hẹn sẽ gây sốc.Trong khi đó, hai đội có sự tiến bộ một cách chắc chắn và đáng gờm nhất là Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM và Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, được đánh giá là những ứng viên sáng giá sẽ lấy vé dự VCK giải TNSV THACO cup 2025. Đây là hai đội ở mùa trước để mất vé đáng tiếc khi thua ở vòng play-off. Năm nay, họ quyết tâm lấy tấm vé quý giá dự VCK.Tại vòng play-off khu vực TP.HCM, 8 đội có mặt sẽ được bốc thăm ngẫu nhiên với mỗi đội một mã số, cụ thể từ số 1 - 8. Sau đó, bốc thăm với đội có mã số 1 gặp đội mã số 2; đội mã số 3 gặp 4; đội mã số 5 gặp 6; và đội mã số 7 gặp 8. Các trận đấu vòng play-off khu vực TP.HCM diễn ra ngày 14 và 15.1 tại sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Đội thắng trong 4 cặp đấu sẽ giành quyền vào VCK. Lễ bốc thăm diễn ra lúc 9 giờ hôm nay 13.1 tại Tòa soạn Báo Thanh Niên.